CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Ngân hàng nằm trong nhóm Nhà nước sẽ nắm từ 65% vốn điều lệ trở lên

Invest Global 11:40 09/07/2021

Nhàđầutư: Ngân hàng nằm trong nhóm Nhà nước nắm từ 65% vốn điều lệ trở lên tại doanh nghiệp cùng với 6 lĩnh vực khác theo tiêu chí phân loại DNNN và DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. 

Ảnh: Internet.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025. Quyết định được ban hành trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quyết định này quy định tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở rà soát kế hoạch duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển đổi sở hữu (bao gồm hình thức cổ phần hóa, bán toàn bộ DN, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), sắp xếp lại (bao gồm hình thức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản), thoái vốn đối với DNNN, DN có vốn Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, những DN thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, hoạt động trong 7 ngành, lĩnh vực: Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay; khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng; tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)...

Những DN thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ, hoạt động trong 7 ngành, lĩnh vực: Khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị nông thôn; sản xuất hóa chất cơ bản; vận chuyển hàng không; đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm thị phần từ 30% trở lên, có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường; sản xuất thuốc lá điếu...

Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg yêu cầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực (Thời điểm Quyết định có hiệu lực 19/8/2021), cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, xây dựng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, có ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 trong quý 3/2021 trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và Bộ quản lý ngành.

Một số doanh nghiệp lớn thời gian tới hứa hẹn sẽ chịu tác động từ Nghị quyết 22 gồm:

Lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hiện đang có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước 64,46 - sẽ khó khăn trong phương án tăng vốn khi tỷ lệ vốn Nhà nước đã kịch trần; Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) hay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại còn dư địa thoái vốn xấp xỉ 10% - 15% khi tỷ lệ vốn nhà nước tại 2 ngân hàng này lần lượt là 74,8% và 81%.

Lĩnh vực hàng không, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), hiện SCIC đang sở 86,19%; ACV- Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam hiện Nhà nước đang nắm hơn 95% (Bộ Giao thông Vận tải).

Với nhóm xăng dầu, PLX- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước đang giữ hơn 75,8% và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đang nắm giữ hơn 5,80%.

THEO NHÀ ĐẦU TƯ

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan