CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Nỗ lực vì một Việt Nam xanh

Với thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, quản trị… trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần, doanh nghiệp FDI được trao thêm sứ mệnh mới: Tiên phong đi đầu và dẫn dắt trong thực hiện Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đây là chiến lược phát triển quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021...

Lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Tại đây, nhiều tuyến sông đang ô nhiễm trầm trọng. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 40.000 tấn nhựa phế thải đổ ra sông ngòi và các đại dương.

Tháng 6/2021, công ty Cocacola công bố hợp tác với tổ chức Ocean Clean Up. Khởi động chương trình làm sạch sông ngòi toàn cầu, trong đó có nhiều hoạt động tại Việt Nam.

Tại công ty Heineken Việt Nam, một giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả đang được thực hiện. Đây cũng chính là một nhà máy xanh, với kế hoạch vận hành 100% từ năng lượng tái tạo. Hiện tại, 97% nhiệt năng sinh khối sử dụng để nấu bia được cung cấp từ một doanh nghiệp đối diện nhà máy, ngay trong tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân.

Tại thành phố Hải Phòng, những khu công nghiệp sinh thái như Deep C, Nam Cầu Kiền, Sao Đỏ… đang thu hút những doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Bên cạnh các dự án điện mặt trời áp mái và điện gió đang triển khai, các Khu công nghiệp này đang tích thúc đẩy các dự án điện gió trên biển, lưu trữ điện, sinh khối, LNG và sản xuất năng lượng mặt trời tại các bãi rác đã đóng cửa.

Từ nhiều năm qua, các giải pháp sản xuất xanh, bảo vệ môi trường trên nhiều tỉnh, thành của Việt Nam đang được các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực thực hiện.

Với thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, quản trị…  trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần, doanh nghiệp FDI được trao thêm sứ mệnh mới: Tiên phong đi đầu và dẫn dắt trong thực hiện Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đây là chiến lược phát triển quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021”.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho đến nay, khu vực doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển xanh như: năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, hay đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh. Con số này chiếm khoảng 2% GDP. Trong 2 năm vừa qua, đầu tư cho tăng trưởng xanh đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 đến 13%.

Hiện tại, đã 3 tập đoàn thông báo về kế hoạch đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong năm 2024 với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD. Đó là: Sản xuất xanh sử dụng năng lượng tái tạo 1,5 tỷ USD của nhà đầu tư Đức; Sản xuất trang thiết bị y tế 600 triệu USD - Nhật Bản; Sản xuất công nghiệp nặng và logistic 1,6 tỷ USD - Hàn Quốc.

Các ngân hàng quốc tế có mặt tại Việt Nam như UOB, HSBC và các ngân hàng lớn trong nước cũng đã song hành với nhau để cung cấp nguồn tín dụng xanh cho doanh nghiệp, hướng tới những dự án ít thâm dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Năm 2024 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới cũng như Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, và trưởng xanh sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển bao trùm trên toàn cầu, trong đó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu gia tăng tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; năng lượng sạch…

Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo những điều kiện tốt nhất để thu hút dòng vốn FDI xanh, bền vững.

Chương trình là sự ghi nhận, cổ vũ cho những doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Ngoài ra, trong suốt 10 năm qua, chương trình Rồng Vàng luôn chú trọng đến các tiêu chí chuyển đổi xanh và luôn ghi nhận những giải pháp sáng tạo của các doanh nghiệp nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.

Video nổi bật