CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Phỏng vấn Bà DORSATI H. MADANI Chuyên gia kinh tế cấp cao Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam

Năm 2024, những động lực tăng trưởng kinh tế mới.

Ba động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023 là đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng. Vậy năm 2024 cần phải tiếp tục quan tâm tới động lực nào hay có động lực mới nào?...

Bên lề Diễn đàn  Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2024 ngày 11/1/2024, bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB đã trả lời phỏng vấn VnEconomy xung quanh câu chuyện tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024.

Thưa bà, kinh tế Việt Nam năm 2023 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng tưởng khoảng trên 5%.Vậy năm 2024, Việt Nam nên chú trọng vào những động lực tăng trưởng kinh tế nào?

Thật không may, tôi nghĩ điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn sẽ không được cải thiện nhiều trong năm 2024, ít nhất là nửa đầu năm nay. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu của ngân hàng thế giới vừa công bố hôm qua, thực tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại và uyển chuyển hơn trước khi phục hồi, hy vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.

Nhìn chung, năm 2024 vẫn sẽ là một năm đầy thử thách với nền kinh tế thế giới. Còn đối với Việt Nam, nếu nhìn vào 3 thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc thì chúng ta kỳ vọng vào nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại so với năm ngoái, EU sẽ tăng trưởng rất vừa phải. Và nền kinh tế Trung Quốc cũng được dự đoán sẽ chậm lại.

Do đó, nếu đánh giá từ các yếu tố bên ngoài, mặc dù dự kiến sẽ có một số phục hồi về kinh tế nhưng dự đoán với 3 thị trường xuất khẩu lớn vậy thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng không đáng kể và tăng trưởng tổng thể có lẽ vẫn sẽ không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Vì thế, tôi tin rằng vấn đề tăng trưởng nên chú trọng vào những động lực trong nước nhiều hơn. Tiêu thụ có thể vẫn là nguồn động lực chính cho sự tăng trưởng. Đầu tư tư nhân trong nước có thể được khôi phục, cải thiện thì đây có thể là một nguồn đóng góp tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Một đặc điểm rất đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 của Việt Nam tăng theo từng quý : Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; ào quý IV tăng 6,72%. Vậy, tốc độ tăng trưởng như quý 4 có thể duy trì trong năm 2024 được hay không, thưa bà?

Về vấn đề này, theo các dự liệu mà chúng tôi quan sát được thì xuất khẩu của Việt Nam không sụt giảm đáng kể trong năm 2023, đặc biệt là trong quý 2 và quý 3. Và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của giai đoạn đó.

Nhưng trong sáu tháng cuối năm 2023 thì khác, chúng ta đã chứng kiến sự hồi phục dần dần và vừa phải ở xuất khẩu tổng thể và cả xuất khẩu công nghiệp chế tạo. Tăng trưởng quý 4 dường như có liên quan đến sự phục hồi xuất khẩu trong quý cuối cùng của năm. Vì vậy, có thể thấy đây là động lực tăng trưởng chính của quý này.

Hiện tại, chúng tôi cho rằng nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024 vẫn đang đứng trước rất nhiều thử thách. Còn nền kinh tế Việt Nam tôi nghĩ sẽ tốt hơn một chút so với năm 2023 ngoái, nhưng rất tiêc tôi không nghĩ nó sẽ tăng trưởng với tốc độ như chúng ta đã thấy trước đại dịch Covid-19 xảy ra, tức tăng khoảng 6,5 - 7% hoặc tăng trưởng kinh tế như tiềm năng của mình. Về cơ bản, cả thế giới đang trải qua những thách thức này chứ không chỉ riêng Việt Nam.

Và với những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua, nền kinh tế Việt Nam thực sự đã phát triển khá tốt so với phần còn lại của thế giới. Tôi nghĩ năm 2024 sẽ vẫn tốt hơn năm ngoái một chút nhưng không cao như trước. Và tất nhiên, chúng tôi rất muốn nó sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 6,5 - 7%.

Thưa bà, trong năm 2024 bà có nói cần chú trọng đến động lực tăng trưởng kinh tế trong nước. Bà có thể phân tích cụ thể hơn liệu đó có thể là những gì?  

 Thông thường, đối với Việt Nam khi nhìn vào các động lực tăng trưởng kinh tế, chúng ta thấy có hai vấn đề đó là nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước. Với nhu cầu bên ngoài, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ phục hồi vừa phải. Và đó là một dấu hiệu tích cực cho Việt Nam.

Còn về nhu cầu trong nước, chính là tiêu dùng trong nước và chúng tôi hy vọng nó sẽ phục hồi vừa phải trong năm 2024. Về đầu tư, chúng ta có nhiều khoản đầu tư công khác nhau, ngoài ra còn có đầu tư từ khu vực tư nhân. Trong đó có đầu tư của khu vực tư nhân trong nước nữa, tôi nghĩ điều thực sự quan trọng đối với Chính phủ là xem liệu họ có thể giúp đỡ hoặc áp dụng các chính sách để giúp lĩnh vực bất động sản phục hồi lớn hay không?

Bởi việc lĩnh vực bất động sản suy thoái đang ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân, ngoài ra còn ảnh hưởng đến lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực khác liên quan đến quyền bất động sản. Hy vọng rằng sự phục hồi của lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư từ khu vực tư nhân sẽ giúp ích cho tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực khác như xây dựng, như thiết kế và kiến trúc…

Vâng, như vậy vẫn phải chú trọng cả ba động lực tăng trưởng kinh tế là đầu tư công, xuất khẩu, tiêu dùng và cần quan tâm tới đầu tư tư nhân… Vậy, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh và nền tảng của nền kinh tế Việt Nam liệu có thể trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không, thưa bà?

 Ngành nông, lâm nghiệp như chúng ta biết luôn là động lực tăng trưởng kinh tế ổn định. Đây là một ngành nhỏ nhưng lại tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người dân ở nông thôn.

Tuy nhiên, muốn thấy ngành nông nghiệp thực sự phát triển và mang lại nhiều lợi ích hơn cho tăng trưởng kinh tế thì điều rất quan trọng là phải ứng dụng các công nghệ cao vào lĩnh vực này, phải làm cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hiện đại hơn, tạo ra năng suất cao hơn…

Nếu được như vậy, nó có thể trở thành một yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Và tất nhiên đó đang là một vấn đề lớn.

Thưa bà, năm 2024 bà có thể kỳ vọng vào những động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bà có thể khuyến cáo gì về chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình thế giới đầy biến động này?

Tôi vẫn kỳ vọng vào xuất khẩu, tiêu dùng trong nước sẽ dần dần hồi phục. Ngoài ra, tôi muốn nói tới vấn đề đầu tư tư nhân, liên quan tới vấn đề này tôi nghĩ các bạn nên đưa ra các chính sách phù hợp để giải quyết các thách thức của lĩnh vực bất động sản giúp thị trường bất động sản phục hồi. Và điều này sẽ tạo ra nhiều đầu tư hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn cả trong lĩnh vực bất động sản cũng như trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thiết kế trang trí nội thất, kiến trúc…

Tất nhiên, tôi nghĩ cả hiện tai và trong tương lai, Chính phủ vẫn phải tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính và đầu tư công cho nền kinh tế để hỗ trợ tổng cầu, đào tạo nâng cao chất lượng kỹ năng, trình độ cho người lao động.

Về xuất khẩu, tôi nghĩ các bạn nên cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu càng nhiều càng tốt để không chỉ tập trung vào 3 thị trường lớn như hiện nay là Mỹ, EU và Trung Quốc. Có thể mở rộng thị trường xuất khẩu nhiều hơn sang các nước ASEAN, Nam Á, châu Mỹ Latinh… Tất cả sẽ tạo ra khả năng phục hồi mới cho nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2024.

Video nổi bật