CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tọa đàm Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Phân bổ hiệu quả nguồn lực

Tại toạ đàm, các chuyên gia và thành viên thị trường phân tích về những tác động của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 tới hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, thảo luận những giải pháp để thực thi hiệu quả các quy định của Luật...

Ngày 18/1/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. 

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 bổ sung nhiều quy định mới nhằm (1) ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng; (2) hạn chế tình trạng tập trung tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng; (3) tăng cường quản trị rủi ro, can thiệp sớm các tổ chức tín dụng có vấn đề và (4) xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo hướng luật hoá một số quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2024; khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Hai điều khoản này đều liên quan đến chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm thu hồi từ các khoản nợ xấu…

Để kịp thời thông tin tới thị trường những tác động của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức toạ đàm:  "Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi: Phân bổ hiệu quả nguồn lực" với sự tham gia của các khách mời:

- TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;

- Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI;

- Ông Vũ Việt Hưng, Phó trưởng Ban Pháp chế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

- Nhà báo Phan Linh, Ban Tài chính - Ngân hàng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ điều hành toạ đàm.

Tại toạ đàm, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực thi hiệu quả những quy định mới tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024.

Video nổi bật